Cách đấu công tắc đảo chiều trong hệ thống điện thông minh

474 lượt xem

Công tắc là thiết bị điện quan trọng, hữu ích giúp việc đóng ngắt mạch trở nên dễ dàng hơn. Với sự cải tiến của công nghệ, các dòng công tắc thông minh ra đời, tối ưu hiệu suất sử dụng điện năng, an toàn và linh hoạt hơn cho người dùng. Công tắc đảo chiều là một trong những thiết bị điện được sử dụng nhiều nhất trong nhà ở hiện nay. Bạn chưa hiểu đặc điểm công tắc đảo chiều, sẽ khó lòng đấu nối chúng hiệu quả. Hãy cùng IOT Minh Hoàng tìm hiểu cách đấu công tắc đảo chiều và đặc điểm của loại công tắc này nhé!

Công tắc đảo chiều là gì?

Công tắc đảo chiều còn được gọi là công tắc 3 cực hay công tắc 2 chiều, có chức năng đóng ngắt mạch điện. Khác với công tắc thông thường, công tắc đảo chiều có cấu tạo gồm 3 chân nối dây ứng + 3 cực đấu với dây điện, trong đó có 1 cực động và 2 cực tĩnh. 

Thiết kế 3 cực giúp công tắc có thể đảo chiều dòng, đóng ngắt thiết bị nhanh chóng. Bởi, 3 cực sẽ thực hiện chuyển nối dòng, cho phép người dùng có thể bật hay tắt thiết bị ở các vị trí khác nhau một cách dễ dàng.

Công tắc đảo chiều thường được sử dụng ở các vị trí cầu thang, giúp người dùng tắt đèn nhanh chóng mà không cần quay lại vị trí cũ để bật/ tắt theo yêu cầu. Với sự phát triển của công nghệ, công tắc đảo chiều đã được cải tiến, hiện nay có 2 loại chính là: Công tắc đảo chiều truyền thống và công tắc thông minh. 

Nguyên lý hoạt động của công tắc đảo chiều như thế nào?

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của công tắc đảo chiều sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị này hiệu quả hơn. Với cấu tạo 3 chấu – 3 cực nguyên lý hoạt động của loại công tắc này khác so với mẫu công tắc 2 cực truyền thống. Với loại công tắc đảo chiều truyền thống và đảo chiều thông minh sẽ có đôi chút khác biệt về nguyên lý làm việc.

  • Công tắc đảo chiều truyền thống: Dòng điện sẽ vào 1 cực và ra ở 2 cực còn lại, chỉ có 1 cực ra được nối thông với cực vào giúp thiết bị hoạt động. Khi cực vào còn lại được kích hoạt sẽ giúp thiết bị điện bị ngắt dòng ở chế độ tắt.
  • Công tắc đảo chiều thông minh: Sau khi công tắc được kết nối với thiết bị thông thông qua sóng Bluetootl hoặc Zigbee. Lúc này, công tắc sẽ được đồng bộ chế độ bật tắt và điều khiển thông qua điện thoại, giúp người dùng có thể điều khiển thiết bị điện trong nhà ở bất cứ đâu.

Công dụng của công tắc đảo chiều mang lại và sự khác biệt với công tắc 1 chiều

Công tắc đảo chiều là thiết bị thông minh, cấu tạo khác biệt so với công tắc 1 chiều truyền thống. Dĩ nhiên, loại công tắc 2 chiều cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt, có lợi hơn trong quá trình sử dụng.

So sánh sự khác biệt giữa công tắc đảo chiều và công tắc 1 chiều:

  • Trong khi công tắc 1 chiều chỉ có 2 cực đấu và chỉ có thể bật hoặc tắt 1 lần. Công tắc 2 chiều có cấu tạo phức tạp hơn, với 3 cực đấu dây điện, cho phép đóng hoặc tắt thiết bị ở cùng 1 thời điểm.
  • Công tắc 1 chiều chỉ có thể bật/ tắt thiết bị ở 1 vị trí nhất định. Trong khi công tắc 2 chiều có thể bật tắt thiết bị ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà ở.
  • Cách đi dây của công tắc 1 chiều đơn giản, với dây vào và dây ra. Cách đấu công tắc đảo chiều phức tạp hơn, người dùng cần hiểu rõ bản chất của từng cực mới đấu nối đúng cách an toàn.

Với sự khác biệt về cấu tạo, công tắc 2 chiều tiện lợi, linh hoạt hơn cho người dùng. Loại công tắc này cũng có nhiều chức năng hơn như:

  • Công tắc đảo chiều điều khiển bật tắt thiết bị điện trong nhà ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Công tắc đảo chiều điều khiển quạt trần giúp điều khiển chiều quay của quạt, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị.
  • Công tắc đảo chiều cũng được sử dụng để điều khiển ngắt dòng máy bơm trong hồ cá hoặc các thiết bị bể bơi.
  • Công tắc đảo chiều thông minh có tính ứng dụng mạnh, điều khiển thiết bị điện trong mô hình nhà thông minh.

Cách đấu công tắc đảo chiều đơn giản nhưng hiệu quả

Lắp đặt đấu nối công tắc thông minh cần có hiểu và tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Nếu bạn chưa từng lắp công tắc đảo chiều, có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây để thực hành làm tại nhà.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các thiết bị để đấu công tắc đảo chiều an toàn, hiệu quả: Công tắc đảo chiều, kéo hoặc tuavit, dây điện, bóng đèn/ thiết bị điện…

Cách đấu công tắc đảo chiều cho hệ thống đèn điện đơn giả: 

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp công tắc thông minh để đi dây điện.
  • Bước 2: Bạn cần xác định vị trí dây nóng, dây nguội và dây đảo chiều. Xác định vị trí đế âm tường nào có dây nóng để đấu trực tiếp lên bóng đèn. Tiếp tục xác định công tắc thông minh N vào dây nóng của bóng đèn và công tắc thứ 2 là loại có dây N nối với nguồn điện, bỏ trống không nối dây đèn.
  • Bước 3: Gắn mặt công tắc và chạy thử.

Công tắc đảo chiều sẽ là giải pháp tối ưu việc sử dụng điện năng trong nhà ở, nâng cao tiện nghi cho gia chủ khi sinh sống trong không gian. Công tắc đảo chiều thông minh Lumi được thiết kế sang trọng, với mặt kính lõm tạo điểm nhấn. Với dòng công tắc Lumi, bạn sẽ dễ dàng điều khiển, bật tắt thiết bị điện từ xa, điều khiển bằng điện thoại hay dọng nói dễ dàng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách đấu công tắc đảo chiều để sử dụng các thiết bị điện hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *