IoT là gì? Giải thích đầy đủ về Internet of Things

420 lượt xem

Internet và công nghệ phát triển mang lại nhiều giải pháp tiện nghi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, nâng cao hiệu suất công việc, giảm thiểu sai sót quá trình… IoT là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều thời gian vài năm trở lại đây. Cuộc cách mạng IoT tạo nên sự bùng nổ cho nhiều lĩnh vực. Vậy IoT là gì? Bạn đã thực sự hiểu hết bản chất của IoT hay chưa? Hãy cùng IOT Minh Hoàng giải thích ngắn gọn nhưng đầy đủ về Internet of Things qua bài viết chia sẻ dưới đây.

IoT là gì?

IoT viết tắt của Internet of Things hay Internet vạn vật là một hệ thống được kết nối internet gồm nhiều thiết bị thông minh, ứng dụng công nghệ cho phép giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị hoặc thiết bị với đám mây. 

Sự ra đời của chip máy tính, công nghệ viễn thông với băng thông tốc độ cao cho phép hàng tỷ thiết bị điện tử có thể kết nối và giao tiếp với nhau. Internet of Things được phát triển mạnh mẽ từ những năm 90, vẫn không ngừng hoàn thiện và tối ưu hơn về khả năng kết nối, giao tiếp giữa người với máy hoặc giữa máy với máy. 

IoT ra đời mang lại cuộc cách mạng cho sản xuất, đời sống với nhiều lợi ích phải kể đến như:

  • Cho phép người dùng kết nối hệ thống đồng nhất, linh hoạt, truy cập mọi lúc mọi nơi.
  • Chuyển đổi dữ liệu giữa các thiết bị nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành, giảm độ trễ.
  • Tự động hóa hoạt động của các thiết bị, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, IoT cũng tồn tại một số hạn chế mà chúng ta cần phải đối mặt:

  • Hệ thống kết nối internet toàn bộ nên dễ bị hacker tấn công, đánh cắp dữ liệu hay điều khiển từ xa nếu bảo mật và hàng rào bảo vệ không đảm bảo.
  • Khi xuất hiện lỗi hệ thống thì toàn bộ các thiết bị sẽ bị ảnh hưởng, đình trệ.
  • Yêu cầu vận hành và quản lý hệ thống IoT có năng lực chuyên môn cao.

Thành phần và cơ chế hoạt động của IoT như thế nào?

Hiểu về cấu tạo thành phần và cơ chế vận hành của mô hình IoT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất hệ thống này. Một hệ thống IoT cơ bản sẽ hoạt động dựa trên cơ chế thu thập và trao đổi phản hồi dữ liệu theo thời gian thực.

Một hệ thống IoT sẽ bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

  • Thiết bị điện tử thông minh: Các thiết bị đầu cuối như tivi, tủ lạnh, ô tô, máy tính, điều hòa hay thiết bị chiếu sáng… Những thiết bị này đã được trao cho khả năng điện toán với chip xử lý thông minh. Những thiết bị này có thể thu thập dữ liệu từ môi trường, nhập liệu từ người dùng hay nhập các dữ liệu internet từ ứng dụng IoT của nó.
  • Ứng dụng IoT: Tập hợp dịch vụ và phần mềm có khả năng thu thập, tích hợp các dữ liệu nhận được các thiết bị thông minh, phân tích xử lý và đưa ra quyết định, dựa trên AI. Những quyết định này sau khi đã được lựa chọn sẽ truyền lại cho thiết bị đầu cuối để hoạt động theo yêu cầu.
  • Giao diện đồ họa người dùng: Đây là giao diện quản lý giao tiếp người và máy. Thông qua giao diện đồ họa này, người dùng có thể kiểm soát thiết bị thông minh hoạt động, vận hành theo yêu cầu hoặc sửa chữa lại nếu gặp sự cố.

Một vài ví dụ về IoT dễ hiểu

Tiếp theo sẽ là một số ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về một IoT trong thực tế sẽ hoạt động và vận hành như thế nào?

IoT ô tô thông minh: Hiện nay, một ô tô có kết nối internet tạo thành hệ thống thống nhất, giúp người dùng điều khiển vận hành thiết bị hiệu quả. Các dữ liệu được thu thập từ chân ga, bình xăng, áp suất lốp, tốc độ, đồng hồ đo… Dữ liệu được chuyển về bộ bộ xử lý thông minh, đưa ra nhận định giúp người dùng điều khiển thiết bị an toàn, hiệu suất cao, giảm sự cố mất an toàn có thể gây tai nạn.

IoT nhà thông minh: Nhà thông minh là một ứng dụng thực tế và rõ ràng nhất của IoT trong cuộc sống. Các thiết bị điện trong nhà được kết nối internet, kết nối không dây và được điều khiển từ xa, tối ưu hiệu suất hoạt động, nâng cao tính an toàn cho người dùng, bảo vệ không gian sống khỏi nguy hiểm. Ví dụ như: kết nối camera cảnh báo cho người dùng, cảnh báo chống trộm, chống cháy, điều khiển đèn chiếu sáng khi môi trường thiếu ánh sáng… 

IoT công nghiệp: Ứng dụng của IoT trong sản xuất công nghiệp khá phổ biến và trở thành giải pháp cho doanh nghiệp hiện nay tiết kiệm chi phí, vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Cảm biến, thiết bị đầu cuối thu thập dữ liệu quá trình hoạt động của máy móc, môi trường, chuyển đổi thành lệnh để vận hành máy móc, kiểm soát môi trường lao động tối ưu, an toàn và hiệu suất cao hơn. Ứng dụng IoT trong công nghiệp giúp tối ưu chi phí sản xuất, giảm sai sót, sự cố quá trình.

Ngoài ra, IoT được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, nhiều lĩnh vực từ nhà ở, quản lý đô thị, sản xuất, nông nghiệp… IoT nâng cao hiệu suất hoạt động thiết bị, tối ưu vận hành, giảm nhân lực… Đây là những ưu điểm vượt trội mà IoT mang lại và chúng đang được cải tiến nhiều hơn nữa trong tương lai. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về internet of things – IoT là gì? Lựa chọn giải pháp IoT phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *