Nhược điểm của nhà thông minh là gì? 3 lưu ý khi lắp đặt nhà thông minh

477 lượt xem

Nhà thông minh là một hệ thống thống nhất, đồng bộ có khả năng vận hành tự động. Con người sẽ được tận hưởng những trải nghiệm tiên tiến nhất, tiện nghi hiện đại trong căn nhà của mình, với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ. Ưu điểm của một ngôi nhà thông minh mang lại cho con người là rất nhiều và được đánh giá cao. Tuy nhiên, mô hình smarthome cũng có những hạn chế cần đề cập đến. Bạn đọc quan tâm, hãy cùng chúng tôi chỉ ra những nhược điểm của nhà thông minh? Nếu lắp đặt nhà thông minh thì nên chọn đơn vị nào phù hợp?

Hạn chế và nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Bên cạnh những ưu điểm của nhà thông minh như: Tiện lợi, tự động hóa, tiết kiệm sức lực, an toàn… Thì mô hình này cũng có những nhược điểm nhất định. Một số điểm hạn chế của ngôi nhà thông minh có thể kể đến như:

  • Chi phí lắp đặt nhà thông minh đắt hơn so với mô hình nhà thông thường. Đây sẽ là điểm hạn chế đầu tiên chúng ta kể đến khi lắp đặt nhà thông minh. Bạn sẽ phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu đồng để sở hữu một số tính năng thông minh hoặc vài trăm triệu đồng để sở hữu một hệ thống smarthome hoàn chỉnh. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chi phí xây lắp mô hình nhà thông minh sẽ cao hoặc thấp, nhưng sẽ tốn thêm một khoản cho gia chủ.
  • Nhà thông minh có nguy cơ bị kẻ xấu đột nhập, điều khiển và đánh cắp dữ liệu. Bởi, các thiết bị thông minh cần kết nối internet hoặc zigbee. Các loại sóng này có thể bị hacker tấn công, kiểm soát hoạt động thiết bị, truy cập camera lấy cắp hình ảnh riêng tư của gia đình.
  • Nhà thông minh bị lỗi hệ thống sẽ cần chi phí bảo dưỡng cao hơn, cần thợ có chuyên môn năng lực. Bên cạnh đó, việc bảo trì bảo dưỡng nhà thông minh sẽ tốn thêm khoản phí cho gia chủ, hoặc phát sinh các vấn đề trong quá trình sử dụng.

Nhìn chung, nhà thông minh cũng có những hạn chế. Tuy nhiên, xu hướng nhà ở thông minh là tất yếu trong tương lai. Các hạn chế bảo mật có thể được khắc phục bằng công nghệ và cải tiến cũng như chất lượng dịch vụ mà đơn vị thiết kế smarthome cung cấp.

3 nguyên tắc cần lưu ý khi lắp đặt nhà thông minh

Nhu cầu trang bị thiết bị công nghệ, lắp đặt biến ngôi nhà trở nên tiện nghi, thông minh hơn của con người ngày càng tăng. Việc lắp đặt nhà thông minh không khó với sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị. 

Gia chủ cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau để lắp đặt nhà thông minh hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, trải nghiệm:

  • Lựa chọn thiết bị nhà thông minh chính hãng từ các thương hiệu smarthome lớn uy tín trên thị trường. Thiết bị chính hãng đảm bảo khả năng vận hành ổn định, tính năng đáp ứng yêu cầu người dùng. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh chính hãng sẽ được bảo hành dài hạn, hỗ trợ khắc phục sự cố nhanh chóng.
  • Lắp đặt nhà thông minh dựa trên nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện, địa hình nhà ở. Do vậy, bạn cần đơn vị có năng lực tư vấn thiết kế chuyên nghiệp, lựa chọn giải pháp smarthome phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính. 
  • Lựa chọn đơn vị có năng lực trong thiết kế, thi công nhà ở thông minh, kinh nghiệm dày dặn. Chuyên viên có năng lực sẽ thiết kế mô hình phù hợp, khả năng vận hành ổn định với điều kiện thời tiết của từng khu vực, khí hậu nơi sinh sống, lựa chọn thiết bị tốt, bền bỉ… 

Top 3 mô hình nhà thông minh uy tín trên thị trường

Hiện nay, thị trường có nhiều thương hiệu nhà thông minh, mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng. Top 3 thương hiệu nhà thông minh uy tín được khách hàng phản hồi tích cực mà bạn có thể tham khảo:

  • Nhà thông minh Lumi: Lumi là thương hiệu nhà thông minh phát triển từ năm 2012, với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động dẫn đầu thị trường. Thương hiệu Lumi được đánh giá cao khi không ngừng sử dụng thiết bị thông minh hiện đại, uy tín đến từ các hãng lớn trên toàn cầu và kết hợp các công nghệ mới đón đầu xu hướng. Thiết bị thông minh Lumi được thiết kế sang trọng về mẫu mã, tối ưu các tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng Việt. Mô hình nhà thông minh Lumi tích hợp kết nối Zigbee đồng nhất, tương thích với nhiều thiết bị và có tính bảo mật cao.
  • Nhà thông minh FPT: Thương hiệu FPT với hệ sinh thái nhà thông minh được quản lý thông qua app riêng. Các thiết bị đến từ thương hiệu FPT cũng có thể tương thích linh hoạt với hệ sinh thái Apple Homekit hay Google, kết nối điều khiển từ xa bằng giọng nói.
  • Nhà thông minh Hunonic: Thương hiệu Hunonic ra đời từ năm 2017, với các thiết bị thông minh được nghiên cứu, phát triển trong nước. Nhà thông minh Hunonic cung cấp đa dạng các hệ thống, thiết bị thông minh với nhiều tính năng, đáp ứng trải nghiệm cuộc sống tiện nghi cho con người.

Trên đây là những thông tin đánh giá nhược điểm của nhà thông minh. Nhưng những hạn chế này đều đang được các hãng không ngừng nâng cấp, cải tiến để giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của người dùng Việt về một không gian sống hiện đại, tiện nghi. Bạn đọc quan tâm đến mô hình nhà thông minh, liên hệ ngay với IOT Minh Hoàng để được chuyên viên kỹ thuật tư vấn hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *