Thi công hệ thống điện thông minh cho gia đình như thế nào hợp lý

1307 lượt xem

Khi thiết kế nhà ở, việc thi công hệ thống điện rất quan trọng, cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo các yếu tố an toàn, tiện nghi cho gia chủ. Với sự cải tiến và ứng dụng công nghệ, hệ thống điện thông minh mang đến giải pháp sống hoàn toàn mới mẻ cho gia đình.

Xu hướng nhiều người chọn thi công hệ thống điện thông minh cho gia đình. Tuy nhiên, không hiểu về bản chất, đặc điểm của điện thông minh sẽ dễ dẫn đến lắp đặt không hiệu quả. Thông tin dưới đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu để chọn giải pháp điện thông minh phù hợp cho căn nhà.

dien-thong-minh-Lumi

Hệ thống điện thông minh là gì? 

Hệ thống điện thông minh là lưới điện được điều khiển tự động/ bán tự động giúp kiểm soát các thiết bị điện trong nhà theo yêu cầu và mục đích sử dụng của người dùng. So với điện thông thường, hệ thống điện thông minh có ứng dụng internet, kết nối không dây, bộ vi mạch xử lý có khả năng tiếp nhận thông tin môi trường, tổng hợp và đưa ra lệnh điều khiển các thiết bị (đèn, tivi, điều hòa, dàn âm thanh, rèm cửa…) hoạt động theo yêu cầu người dùng.

Lưới điện thông minh là giải pháp tối ưu cách vận hành, tiện nghi cho các thành viên gia đình. Các lợi thế mà hệ thống điện lưới thông minh mang lại cho nhà ở:

  • Lưới điện thông minh cho phép người dùng điều khiển thiết bị mà không cần chạm, kiểm soát, khởi động thiết bị điện bằng giọng nói, smartphone hay cảm biến tự động.
  • Lưới điện thông minh được thiết kế tự động, tắt và bật linh hoạt, tiết kiệm năng lượng tối đa, giảm chi phí điện năng hàng tháng cho gia chủ.
  • Hệ thống điện thông minh tăng tính an toàn cho không gian sống. Nhờ sự kết hợp với các cảm biến, nhận diện mối nguy hiểm, ngắt điện khi có sự cố hoặc cảnh báo người dùng.

Xem thêm:

Có nên lắp nhà thông minh hay không?

Cấu tạo và cách thức hoạt động của lưới điện thông minh trong gia đình như thế nào?

Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của hệ thống điện thông minh sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giải pháp nhà ở hiện đại này.

Cấu tạo hệ thống điện thông minh trong nhà ở

Một hệ thống điện thông minh lắp đặt cho gia đình sẽ bao gồm các thành phần quan trọng sau:

Bộ xử lý trung tâm đóng vai trò đầu não, xử lý các tín hiệu và điều khiển thiết bị điện.

  • Hệ thống dây kết nối tạo nên hệ thống điện thống nhất. Với ứng dụng công nghệ hiện đại, lưới điện thông minh được kết nối không dây bằng internet hoặc sóng vô tuyến, trong phạm vi nhà ở.
  • Các thiết bị điện dân dụng hàng ngày phục vụ sinh hoạt của gia đình: Tivi, máy điều hòa, hệ thống đèn led, dàn âm thanh, camera an ninh, máy lọc nước…
  • Công tắc điện thông minh giúp kiểm soát, bận tắt thiết bị điện ở bất cứ đâu, an toàn, nhanh chóng hơn.

Cách thức hệ thống điện thông minh hoạt động

Điện thông minh cho gia đình là một hệ thống được xây dựng thống nhất, đồng bộ. Vậy, hệ thống điện thông minh trong nhà ở sẽ hoạt động như thế nào?

Cảm biến thông minh được lắp đặt trong nhiều khu vực của nhà ở: Cảm biến hồng ngoại, cảm biến âm thanh, cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt, cảm biến khói… Đây là những thiết bị ngoại vi cung cấp tín hiệu đầu vào cho bộ xử lý trung tâm. Khi bộ xử lý nhận được các tín hiệu, sẽ bắt đầu xử lý thông tin, lựa chọn chương trình đã được thiết lập sẵn. Tiếp theo, bộ xử lý sẽ gửi tín hiệu đến thiết bị điện trong hệ thống, giúp khởi động vận hành theo yêu cầu người dùng hoặc đặc điểm môi trường.

Hệ thống vận hành một cách tự động hóa hoặc bán tự động, có sự kiểm soát của con người. Ngoài ra, bộ xử lý còn được kết nối internet với smartphone để người dùng có thể điều khiển và ra lệnh từ máy của mình. 

>>>> Xem thêm: Thiết bị điện thông minh Lumi

Lưu ý quan trọng khi lắp đặt hệ thống điện thông minh cho nhà ở

Việc lắp đặt, thi công hệ thống điện thông minh cho nhà ở cần được tính toán tỉ mỉ, phù hợp với môi trường sống của gia đình. Một số lưu ý quan trọng khi xây dựng hệ thống điện thông minh cho căn nhà:

  • Lựa chọn thiết bị điện thông minh, công tắc thông minh hay ứng dụng phần mềm quản lý uy tín, chất lượng tốt. Đây là yêu cầu cần thiết để smarthome của gia đình hoạt động hiệu quả, mượt mà và ít sự cố. Ưu tiên, nên chọn tất cả các thiết bị thông minh của cùng một hãng để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống.
  • Lắp đặt thiết bị thông minh cần tính toán đến nhu cầu sử dụng thực tế, lựa chọn tính năng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Không nên đầu tư quá nhiều, không tính toán chi phí và mục đích sử dụng dẫn đến lãng phí.
  • Việc lắp đặt cần được thực hiện bởi thợ có chuyên môn, năng lực trong thiết kế thi công nhà thông minh. Thợ chuyên nghiệp đảm bảo các tiêu chí an toàn lưới điện, bố trí thiết bị thông minh phù hợp với không gian, tạo sự tiện nghi khi sử dụng.

Hệ thống điện được trang bị công nghệ hiện đại, cho phép người dùng điều khiển, sử dụng thiết bị hiệu quả, tiện nghi. Việc thi công hệ thống điện thông minh cho gia đình cần tính toán nhu cầu thực tế, thực trạng nhà ở hiện tại. Đồng thời, gia chủ cần lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín đảm bảo chất lượng hệ thống điện thông minh. IOT Minh Hoàng – chuyên thi công hệ thống điện thông minh cho các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư, nhà phố,… hàng đầu với giải pháp nhà thông minh hàng đầu Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *