Internet of things là gì? Ứng dụng của internet of things trong thực tế hiện tại

560 lượt xem

Công nghệ thông tin phát triển, mang đến nhiều giải pháp trong cuộc sống. Internet kết hợp với công nghệ, tạo nên sự đột phá trong nhiều lĩnh vực. Bạn đã nghe đến thuật ngữ Internet of things hay chưa? 

Bản chất của internet of things là gì? Ứng dụng của giải pháp internet of things trong thực tế đời sống như thế nào? Hãy cùng IOT Minh hoàng tìm hiểu về Internet Of Things qua chia sẻ dưới đây nhé.

Internet Of Things là gì?

Internet of things hay internet vạn vật là hệ thống các thiết bị điện tử, đồ gia dụng, máy móc có khả năng tính toán, con người… Có khả năng liên kết và giao tiếp, truyền dữ liệu với nhau qua internet. Hệ thống có thể giao tiếp giữa các thiết bị với nhau mà không cần giao tiếp giữa con người và máy tính.

Hệ thống IOT có thể hoạt động tự động hóa gần như hoàn toàn. IOT được phát triển từ một mạng lưới thiết bị thông minh, ra đời năm 1982, tại nhà máy sản xuất coca-cola ở mỹ.

Đến năm 1999, internet of things được phát triển với internet kết nối các thiết bị thông qua cảm biến.

 

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống internet of things như thế nào?

Internet of things ra đời là một cuộc cách mạng có tính ứng dụng cao. IOT cũng có những ưu – nhược điểm mà chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá rõ.

Ưu điểm của hệ thống IOT:

  • Cải thiện và nâng cao hiệu suất giao tiếp giữa các thiết bị, máy móc trong IOT.
  • IOT cho phép truy cập internet ở mọi lúc mọi nơi và nhiều thiết bị .
  • Giảm chi phí, tiết kiệm tiền bạc trong việc truyền tải thông tin, dữ liệu cũng như cách vận hành hệ thống sản xuất.
  • Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, tối ưu hiệu suất quá trình, giảm sai sót kỹ thuật do thao tác thủ công.

Hạn chế của hệ thống IOT:

  • Các dữ liệu thông tin được truyền tải, chia sẻ thông qua internet là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế. Khi các hacker và kẻ xấu có thể đột nhập hệ thống để đánh cắp giữ liệu, điều khiển máy móc, làm nhiễu thiết bị.
  • Hệ thống các thiết bị trong IOT là rất lớn, nên việc thu thập dữ liệu, thông tin sẽ là rất lớn và khó khăn.
  • Hệ thống IOT sẽ có nguy cơ bị hỏng nhiều thiết bị, nếu xuất hiện 1 lỗi nhỏ.
  • Khả năng tương thích của các thiết bị trong hệ thống IOT là rất thấp. Bởi, hiện nay chưa có một tiêu chuẩn quốc tế nào cho các thiết bị tham gia kết nối trong IOT. Do vậy, cần chọn thiết bị được thiết kế phù hợp với đặc trưng hệ thống của từng khu vực hoặc quốc gia riêng.

Cấu trúc cơ bản của một hệ thống internet of things

Hệ thống IOT bao gồm nhiều thành phần, máy móc, kết nối và điều khiển thông qua internet. Tuy nhiên, về cơ bản thì cấu trúc của một internet of things sẽ bao gồm các thành tố sau:

  • Thiết bị – Things: Thiết bị đầu – cuối của hệ thống, sẽ bao gồm cảm biến thu thập dữ liệu, truyền tải thông tin chính xác về hệ thống và các thiết bị cuối tiếp nhận lệnh để hoạt động theo yêu cầu. 
  • Trạm kết nối – Gateways: Bộ phân trung gian thu thập và tổng hợp dữ liệu, truyền tải và phân luồn các tín hiệu điện đến thiết bị cuối.
  • Hạ tầng mạng – Netword and cloud: Mạng internet, wifi bluetooth đóng vai trò quan trọng truyền tải dữ liệu trong hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Bộ phân tích và xử lý dữ liệu – Services-creation and solution layers: Thiết bị đầu não đảm nhiệm vai trò tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu từ cảm biến, thiết bị đầu, để lựa chọn chương trình, giải pháp từ các thông tin nhận được. Sau đó, Services-creation and Solution Layers sẽ truyền lệnh về các thiết bị cuối, yêu cầu thực hiện lệnh.

 

Ứng dụng của internet of thing ở Việt Nam

Internet of things được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Ứng dụng internet of things ở Việt Nam có thể kể đến như:

  • IOT trong hệ thống nhà thông minh: Giải pháp smarthome mang đến không gian sống hiện đại, tiện nghi, sang trọng cùng các thiết bị điện tử trong nhà được điều khiển tự động hóa, không cần thao tác của con người. Ví dụ như: Hệ thống đèn thông minh, điều khiển bật tivi bằng giọng nói, hệ thống giám sát an ninh…
  • Ứng dụng IOT trong công nghiệp: Cụ thể IOT được sử dụng trong các nhà máy sản xuất tự động hóa, bán tự động hóa với dây chuyền khép kín được vận hành bằng các chương trình thiết lập sẵn. 
  • IOT trong quản lý phân phối: Hệ thống phân phối, kiểm soát dữ liệu, bán hàng sử dụng internet of things, nhằm tối ưu các chi phí, giảm nhân lực và sai sót trong các số liệu.

 

Thuật ngữ Internet of things được sử dụng ngày càng phổ biến và được nhiều người biết đến sử dụng. Hệ thống liên kết máy tính và các thiết bị thông minh, cho phép con người quản lý và sử dụng tối ưu nhất. Ứng dụng của internet of things ở Việt Nam ngày càng đa dạng và mở rộng, đáp ứng nhu cầu của nhiều lĩnh vực. Nhà thông minh là một trong những lĩnh vực ứng dụng IOT phổ biến và dễ hình dung nhất. Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về Internet of things và những ứng dụng nổi bật của chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *